Thật Sai Lầm Khi Mẹ Chăm Chỉ Hút Mũi Cho Trẻ Bằng Máy An Toàn Và Hiệu Quả
Máy hút mũi có thể giúp cha mẹ làm sạch chất nhầy trong đường mũi nhạy cảm của trẻ sơ sinh, để trẻ giảm nghẹt mũi và quấy khóc, tránh tình trạng trẻ khó khăn khi bú và thở. Vậy dùng máy hút mũi như thế nào để an toàn cho trẻ? Bài viết dưới đây sẽ bật mí đến bạn cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả. Bạn đang xem: Hút mũi cho trẻ bằng máy
Có nên dùng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh không?
Máy hút mũi có tác dụng làm thông mũi, cho phép trẻ sơ sinh ngủ, thở và ăn uống thoải mái dù bị cảm lạnh hoặc chống chọi với dị ứng. Đường mũi thông thoáng cũng giúp trẻ ăn uống thoải mái hơn và ngăn ngừa việc thường xuyên ngừng thở do nghẹt mũi. Cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh với nước muối sinh lý có thể mang đến hiệu quả cao hơn. Trẻ sơ sinh khó sẽ ngủ lâu hơn, ăn ngon hơn và tận hưởng nhiều thời gian vui chơi hơn, điều này cũng làm cho các bậc cha mẹ an tâm và hạnh phúc.
Tiếp tục đọc để biết cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả.
Máy hút mũi giúp thông mũi để trẻ sơ sinh ngủ, thở và ăn uống thoải mái hơn
Hướng dẫn cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh
Cách sử dụng bầu hút mũi bóng đèn
Đặt trẻ nằm ngửa.
Trước khi sử dụng bầu hút mũi, bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng chất nhầy trong mũi trẻ sơ sinh và giúp việc hút mũi dễ dàng hơn. Nếu bạn sử dụng nước muối sinh lý, tốt hơn hết bạn nên thực hiện hút trước khi cho trẻ bú vì kết hợp giữa hút và nước muối sinh lý có thể khiến trẻ bị nôn trớ.
Bóp phần bầu của máy hút mũi và cẩn thận đưa đầu hút vào một trong các lỗ mũi của trẻ sơ sinh (không đưa đầu hút vào quá sâu). Từ từ buông bóng đèn ra, bạn sẽ thấy chất nhầy được hút vào máy hút.
Lấy đầu ti ra khỏi lỗ mũi của trẻ và loại bỏ chất nhầy bằng cách ép chặt bầu trên một mảnh khăn giấy.
Lặp lại các bước cho lỗ mũi còn lại. Bạn có thể cần lặp lại các bước trên vài lần để loại bỏ hầu hết chất nhầy.
Cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh với bầu hút bóng đèn
Cách sử dụng máy hút mũi bằng tay
Để sử dụng, hãy đưa đầu vòi vào lỗ mũi của bé, đặt ống ngậm vào miệng và bắt đầu ngậm.
Bạn dành thời gian dài để hít từ từ chứ không nên hít mạnh và nhanh. Điều này sẽ giúp bé đỡ khó chịu hơn.
Lặp lại các bước với lỗ mũi còn lại.
Nắp bộ lọc cho phép chất nhầy được giữ lại trong bể chứa để ngăn chúng đi ngược vào miệng người hút.
Cách sử dụng máy hút mũi bằng điện
Cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh với máy dùng điện chỉ mất khoảng 5 - 10 giây.
Trước hết, bạn hãy lắp ống ngậm (có thể dùng một lần hoặc tiệt trùng và tái sử dụng) - vào mũi trẻ.
Nhấn nút để kích hoạt máy hút mũi bằng điện.
Thiết bị sẽ tự động dừng khi quá trình vệ sinh kết thúc.
Tiếp theo, bạn hãy chuyển sang làm sạch lỗ mũi thứ hai của bé.
Cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh với máy hút mũi bằng điện
Lưu ý: Cho dù bạn chọn máy hút mũi loại nào, đừng đẩy đầu hút quá sâu vào lỗ mũi của trẻ, điều này có thể khiến niêm mạc của bé bị kích ứng. Ngoài ra, hãy luôn vệ sinh máy hút mũi đúng cách sau khi sử dụng, để loại bỏ vi khuẩn.
Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng máy hút mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản và an toàn để bạn làm sạch mũi của bé hiệu quả. Hy vọng bài viết từ hunghy.com.vn sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã luôn quan tâm theo dõi!
Trẻ 5 tháng tuổi đã có sự phát triển vượt bậc so với trẻ sơ sinh. Không khí ô nhiễm và sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cho trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, gây ra các tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, khó thở do có đờm,... Vì vậy, các phương pháp vệ sinh mũi như cách rửa mũi hay hút mũi cho bé luôn là vấn đề mà mẹ bỉm đặc biệt quan tâm. Hãy cùng lc.edu.vn tìm hiểu cách hút mũi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn trong bài sau mẹ nhé!
Khi nào thì cần hút mũi cho trẻ?
Hút mũi cho bé có tốt không? Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và khả năng đề kháng chưa đủ mạnh để chống lại vi khuẩn, virus… Các triệu chứng của bệnh đường hô hấp thường kéo theo nước dịch nhầy trong mũi và đờm ở cuống phổi, xoang mũi, khoang miệng… gây khó thở, khò khè.
Xem thêm: Nên hàn nhôm bằng máy hàn que, hàn nhôm bằng máy hàn điện như thế nào
Trẻ nhỏ thường bị nhiễm lạnh, cảm cúm làm xuất hiện các tình trạng ngạt mũi, sổ mũi khó thở do chất nhầy và đờm chứa đầy trong các khoang miệng, xoang mũi. Những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi lại không biết cách để khạc ra đờm.
Ở những trẻ lớn, khi trẻ có thể nhận biết được cách khạc đờm theo hướng dẫn của người lớn nên việc hút mũi chỉ áp dụng khi trẻ mắc các bệnh lý nặng như co giật, hôn mê,...
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, sẽ có nhiều biểu hiện bố mẹ cần chú ý quan tâm hơn những trẻ đã lớn. Do đó, đối với những bố mẹ lần đầu có con, tìm hiểu và chuẩn bị cho những vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh là cần thiết. Cùng lc.edu.vn theo dõi Những vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh qua video sau:
Gặp các trường hợp dưới đây, mẹ cần nên hút mũi cho trẻ:
Trẻ nhỏ cần nhiều khí oxy hơn để đảm bảo sự thở. Khi trẻ gặp các vấn đề về hô hấp gây khó khăn đồng thời về sự thở và ăn uống như: Ho có đờm xanh, đờm đặc khó lấy ra, cúm ngạt mũi, nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm mũi dị ứng tăng tiết đờm... Trẻ được bác sĩ chỉ định nên hút mũi, đờm.Hút mũi cho bé có tốt không?
Vậy hút mũi cho trẻ sơ sinh có ảnh hưởng gì không? Với các trường hợp cần hút mũi trên, việc này sẽ giúp trẻ giải phóng các đờm, dịch nhầy ra khỏi mũi và khoang miệng. Từ đó, hút mũi sẽ khôi phục lại trạng thái tự hô hấp của trẻ, hít thở thông thoáng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý chỉ được hút mũi cho trẻ khi đã có chỉ định của bác sĩ.
Nếu dịch mũi không quá nhầy và đặc, thay vì hút mũi, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý (Na
Cl 0.9%) áp dụng cách rửa mũi cho bé theo các bước như sau:

Cách hút mũi cho bé sơ sinh bằng dụng cụ
Hút mũi cho trẻ không khó, chỉ cần mẹ tuân thủ theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Làm ẩm mũi trẻ
Bước đầu tiên là mẹ đặt con nằm xuống và nghiêng đầu bé một chút, dùng nước muối sinh lý dành cho trẻ Na
Cl 0,9% nhỏ vào mũi trẻ. Sau đó, chờ khoảng 30 – 60s để làm ẩm và lỏng các chất nhầy trước khi hút ra. Không nên để quá lâu vì nếu chúng khô lại sẽ khiến cho việc hút ra khó khăn hơn và khiến bé bị đau.
Bước 2: Tiến hành hút mũi
Mẹ đặt bé nằm trên gối rồi dùng dụng cụ hút mũi cho bé, lưu ý dụng cụ này phải được tiệt trùng làm sạch trước khi dùng. Mẹ phải thực hiện thao tác này hết sức nhẹ nhàng vì mũi của bé rất dễ bị tổn thương bởi các tác động mạnh.
Dụng cụ ống bơm: Đẩy hết không khí ra ngoài trước khi đặt vào mũi, giữ đầu bé thấp hơn và bắt đầu dùng tay bóp để hút. Không nên đưa ống vào quá sâu, khi ống bơm và mũi kín khớp với nhau thì nhẹ nhàng bóp hút dịch nhầy. Nếu bé cử động quá mạnh thì nên ngừng hút ngay lập tức. Dụng cụ chữ U: Giữ đầu bé không để cử động và quấy mạnh, sau đó đưa đầu vòi lớn vào mũi bé còn đâu thon thì bố mẹ bắt đầu hút để đẩy chất nhầy ra ngoài. Lực hút càng lớn thì lượng chất nhầy được đẩy ra càng nhiều và sâu. Và bố mẹ cũng yên tâm với dụng cụ chữ U này là chất nhầy sẽ không bị đẩy vào miệng mình đâu nhé.Sau khi đã hút xong một bên, mẹ cần loại bỏ hết chất nhầy trong ống trước. Bóp mạnh để đẩy hết dịch bẩn ra ngoài, sau đó dùng nước hoặc khăn giấy để vệ sinh phần đầu ống.
Một số bé lần đầu tiên được hút mũi sẽ có phản xạ nôn ói do nước muối, chất nhầy chảy xuống họng. Hiện tượng này sẽ hết khi bé đã quen dần nên mẹ không cần quá lo lắng.
Sau khoảng 5 -10 phút, nếu bé vẫn còn nghẹt mũi thì mẹ có thể thực hiện thêm lần nữa nhưng không nên thực hiện quá 4 - 5 lần/ngày. Vì lực hút sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi gây tổn thương, giảm khả năng cản trở bụi bẩn, thậm chí làm tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn.

Bước 3: Vệ sinh dụng cụ hút
Khi đã hút mũi xong, các mẹ cần nhớ vệ sinh các dụng cụ bằng xà phòng, xả lại nhiều lần với nước ấm, cọ rửa để làm sạch, trụng nước sôi để diệt khuẩn, sau đó cất vào nơi cao ráo, sạch sẽ.
Cách hút mũi cho bé sơ sinh 1 tháng tuổi hay lớn hơn là không khó, miễn là ba mẹ nắm rõ cách làm và thực hiện đúng cách.