MẸ ƠI CON CẦN MẸ - KHÔNG ĐÂU BẰNG GIA ĐÌNH

-

Vậy thì, ba mẹ ơi, sao con vẫn cảm thấy mình chưa đủ trưởng thành và chín chắn…

Chính là mỗi ngày nhìn thấy ba mẹ ngày càng già đi, mà con lại chẳng thể làm những điều tốt nhất cho ba mẹ. Những ấp ủ trong lòng muốn thực hiện chỉ có thể hẹn từ năm này đến những năm tiếp theo. Và thời gian thì chẳng thể nào có thể đứng đây mà đợi. Ngày nối tiếp ngày, muốn mình có thể đem hết tất cả mọi thứ có được để yêu thương ba mẹ, vậy mà chỉ có thể dùng lời nói để thể hiện ra.

Bạn đang xem: Mẹ ơi con cần mẹ

Chính là đi giữa cuộc sống này bằng đôi chân của bản thân, bằng những năm tháng ba mẹ cực khổ nuôi nâng, bằng ngần ấy thời gian để chiêm nghiệm và lớn lên, trưởng thành và mạnh mẽ. Ấy vậy mà mỗi khi mệt mỏi, chỉ muốn khóc trong lòng mẹ và nghe sự bảo ban từ ba, chỉ hi vọng mình bé lại để núp trong đôi cánh của ba mẹ nhận sự chở che. Thế nhưng, con lại chẳng có đủ một chút can đảm để làm vậy.

Con đã từng nghĩ rằng, khi con lớn lên, con sẽ làm mọi điều con thích. Vậy mà cho đến bây giờ, nhưng điều giản đơn nhất con lại chẳng thể thể hiện ra.

Chính là đôi lúc lòng buồn lắm, nước mắt muốn rơi lại sợ ba mẹ nhìn thấy sẽ đau lòng, là đôi khi đuối sức muốn buông tay lại sợ ba mẹ lo lắng, là đôi lần gặp thất bại, muốn gục ngã lại sợ ba mẹ sẽ thương tâm.

Chỉ là con lo sợ nhưng điều vu vơ nhất.

Sợ ba mẹ đi qua gần hết đời người lại phải vì con mà tiếp tục khổ sở.

Sợ ba mẹ đã đến tuổi này mà vẫn còn phải suy nghĩ thay con.

Sợ ba mẹ liệu có thể đợi chờ đến bao lâu để con có thể báo đáp.

Sợ tới một ngày đến một câu nói yêu ba mẹ cũng chẳng còn cơ hội để nói ra.

Cuộc đời này con mới đi non nữa, vậy mà đã có thể bất lực đến nhường này. Vậy những năm tháng tiếp theo, ba mẹ có thể cùng con đi thêm được đến khi nào.

Con còn nhiều thời gian để lớn khôn, nhưng ba mẹ không còn quá nhiều thời gian để nhìn thấy

Trưởng thành, là khi con nhận ra ba mẹ đã già rồi, những ngày tiếp theo bên ba mẹ chẳng còn nhiều để con lại làm ba mẹ đau lòng, khiến ba mẹ bận tâm và thêm bao nhiêu lần trăn trở. Thế nên, có đau con cũng sẽ giấu, có buồn con cũng sẽ lặng im. Con sẽ cười để ba mẹ an tâm. Con sẽ chăm chỉ để ba mẹ yên lòng. Con sẽ hạnh phúc để ba mẹ cũng yên tâm hơn khi tuổi về già bóng xế.

Trưởng thành, là khi con hiểu: Ba mẹ không cần con mua của ngon vật lạ về làm quà mà cần con ngồi chung trong bữa cơm mỗi tối. Ba mẹ không cần con giàu sang phú quý, mà cần con một đời bình an. Ba mẹ không con lắm tiền sinh tật mà mong con sẽ luôn được khỏe mạnh. Ba mẹ không cần con giỏi giang hơn người mà chỉ cần con cứng cỏi giữa đời và mạnh mẽ tự bước đi. Ba mẹ chỉ cần duy nhất một điều là thấy con được hạnh phúc mà thôi.

Có lẽ đối với ba mẹ, con hạnh phúc chính là sự trưởng thành lớn nhất có phải không!

Làm cha mẹ có lẽ là công việc khó nhất trên đời này. Đây là công việc đòi hỏi sự chuyên tâm, thời gian. Cha mẹ nào cũng muốn những điều tốt đẹp cho con nên nghĩ những chuyện mình áp đặt cho con là đúng, phù hợp mà không lắng nghe những điều con nói.

Trong quá trình nuôi dạy con, việc thấu hiểu cảm xúc của nhau luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với những người trong mối quan hệ đặc biệt này. Thế giới nội tâm của trẻ giống như một cuốn sách, cha mẹ cần đọc cả tấm lòng mới có thể hiểu hết ý tứ của trẻ. Chính vì thế, hiểu con là công cụ hữu hiệu nhất để cha mẹ nắm bắt được những khó khăn, từ đó giúp đỡ con vượt qua trở ngại trong mỗi giai đoạn phát triển.

Thông thường, cha mẹ trách mắng trẻ phần lớn là vì trẻ không làm theo mong muốn của cha mẹ. Người lớn làm việc gì cũng có lý do, trẻ con cũng vậy. Nếu cha mẹ chú ý quan sát sẽ phát hiện trẻ suy nghĩ vấn đề ở góc độ rất khác so với người lớn. Nếu cha mẹ nhân thức được được điều đó có nghĩa là cha mẹ đã có sự thông cảm với trẻ. Sự thấu hiểu của cha mẹ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển cả thể lực và trí lực của trẻ, nó là tiền đề để giáo dục gia đình trở nên đúng đắn.

*

Con cần bố mẹ dành thời gian khi bên con

Do công việc bận rộn nên các bậc phụ huynh ngày nay không thể dành nhiều thời gian ở bên con cái. Để bù đắp lại cha mẹ thường có xu hướng đáp ứng mọi nhu cầu vật chất cho trẻ, chỉ cần cho trẻ đồ chơi tốt, áo quần đẹp, đưa trẻ học trường điểm là trẻ sẽ trưởng thành. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh quên rằng con cái chỉ có được sự giáo dục tốt chỉ khi có bố mẹ thường xuyên ở bên cạnh.

Xem thêm: Khu Nghỉ Dưỡng Flamingo Đại Lải Vĩnh Phúc Resort, Flamingo Đại Lải Vĩnh Phúc Resort

*

Khi bạn dành thời gian cho con, bạn sẽ giúp con hiểu thêm về bạn, về phong cách sống cũng như những giá trị của bạn. Trong một cuộc nghiên cứu tại đại học Đại học Oxford cho biết: Khi ba mẹ ở bên con nhiều hơn, con sẽ cảm nhận được sự an toàn và khi đó con sẽ tự tin phát triển hết khả năng của bản thân. Được ba mẹ âu yếm, quan tâm giúp cho não trẻ giải phóng một chất thúc đẩy niềm hạnh phúc và giảm sự xuất hiện của stress. Điều đó sẽ giúp con luôn được học tập và sinh hoạt trong một trạng thái phấn chấn và dồi dào năng lượng.

Cuộc sống càng hiện đại thì những nhu cầu về vật chất của con người càng tăng. Để đáp ứng những nhu cầu ấy, con người phải lao động nhiều hơn. Ngoài thời gian làm việc chính, làm thêm cha mẹ còn phải phân chia thời gian đón con, cơm nước, dạy con học… Và cứ như thế, người lớn luôn ưu tiên công việc lên hàng đầu, kiếm tiền là chuyện quan trọng mà giảm bớt thời gian tâm sự, chơi đùa với con cái.

Hạnh phúc gia đình không thể đong đếm bằng giá trị đồng tiền, thời gian cho gia đình là vô giá. Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện mà bạn có thể chọn việc dành thời gian cho con theo cách của bạn. Chỉ cần nhớ rằng, chúng ta muốn con trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc, được yêu thương và quan tâm. Việc chúng ta dành thời gian cho con sẽ giúp con thêm tự tin vào bản thân, sống tích cực và trở thành những người lớn hạnh phúc.

Và đặc biệt, hãy luôn tự hỏi mình: Bạn đang thực sự dành thời gian của mình cho điều gì, khi mà con bạn không thể ngừng trưởng thành để chờ đợi sự quan tâm, chăm sóc từ bạn?

Con cần bố mẹ động viên, khích lệ côn chứ không phải những lời trách mắng

*

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều tiềm tàng những tài năng vô cùng to lớn, bậc cha mẹ hãy học cách khích lệ con trẻ điều này sẽ giúp mở ra các cánh cửa tài năng của con trẻ. Khen ngợi và khích lệ là một trong những phương pháp có hiệu quả nhất để thúc đẩy trẻ tiến bộ. Mỗi đứa trẻ đều có tâm lý mong muốn được cha mẹ và thầy cô coi trọng. Khen ngợi ưu điểm và thành tích một cách đúng mực sẽ giúp trẻ tự hào về bản thân và tích cực vươn lên. Vì vậy, việc bố mẹ khích lệ còn trẻ là phương châm giáo dục tốt nhất cho con em mình và hãy luôn khích lệ con ngay cả khi bé đạt thành tích chưa cao, không như kỳ vọng.

Đôi khi những việc con làm đạt kết quả không như mong muốn ví dụ như làm hỏng đồ chơi, làm vỡ ly uống nước hay giúp mẹ nhặt thái rau, trông em nhưng làm chưa được tốt, hoặc là đi học đạt điểm thấp… rất nhiều việc khác nữa. Nhiều bố mẹ ngay lập tức trách mắng con. Nhưng chúng ta phải đặt mình vào vị trí của trẻ đề suy nghĩ, đứa trẻ nào cũng sẽ không muốn đạt kết quả thấp, có thể trẻ đã cố gắng hết sức nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn, hoặc cũng có thể do một nguyên nhân nào đó khác – vì vậy bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân, nói chuyện cùng con trẻ và hãy khích lệ chúng là điều vô cùng cần thiết.

Động viên và khích lệ con cái là một trong những cách thức giáo dục vô cùng hiệu quả, ở đó có một sức mạnh vô hình ví như thể là một loại dinh dưỡng cho sự trưởng thành của trẻ. Khi cha mẹ thường xuyên động viên có lời khen ngợi cho con trẻ thì nhân cách của trẻ sẽ ngày càng hoàn thiện, trẻ sẽ thêm tự tin và những hành vi tích cực sẽ được phát huy.

Tóm lại, la mắng con không phải là phương pháp giáo dục hiệu quả. Mỗi đứa trẻ sẽ có những cột mốc khác nhau, quan trọng là cha mẹ cần biết cách giúp con thúc đẩy sự phát triển cả về thể chất cũng như phát huy khả năng sáng tạo của con thích hợp theo từng nhóm tuổi.

Con cần bố mẹ lắng nghe những câu chuyện mà con gặp phải mỗi ngày

Cuộc sống bận bịu hay đôi khi do tính cách của cha mẹ, những quan điểm cá nhân mà nhiều cha mẹ dường như vô tâm với những cảm xúc của con, khiến những điều không tích cực hình thành như những lớp sóng lớn, cuộn trào trong mỗi giờ phút con khôn lớn. Hãy thử đặt bản thân vào trẻ, khi những niềm vui trong cuộc sống không được sẻ chia, khi những bức bối trong lòng không được giải thoát thì chúng ta sẽ ra sao? Hẳn là sẽ nhìn cuộc sống này với ánh mắt thật tiêu cực và chán nản.

Khi bé chạy đến kể với bố mẹ một điều gì đó có nghĩa là bé rất cần một chỗ dựa tinh thần, mong muốn được giúp đỡ vì vậy hãy để con biết rằng bố mẹ đang lắng nghe, hiểu và thông cảm những gì con nói. Thay vì việc vừa dùng điện thoại, máy tính vừa nghe con nói thì tốt hơn hết bố mẹ nên tạm gác công việc sang một bên và " lắng nghe bằng cả con tim". Quan trọng nhất, chúng ta hãy cân nhắc trước khi đưa ra câu trả lời cho phù hợp. Luôn tỏ thái độ tích cực, sẵn sàng động viên khích lệ cho đến khi con sẵn sàng chia sẻ những vấn đề khó nói, khó giãi bày. Liệu có lúc nào đang bận bịu mà bố mẹ nóng nảy ngắt lời bé không: " Bố đang bận, mai bố hỏi cô giáo cho con", " Thôi, tí nữa rảnh mẹ nói chuyện với con sau". Bố mẹ cần hiểu rằng, trẻ cũng cần được tôn trọng và lắng nghe mà không bị ngắt lời như một người lớn.

Người lớn như chúng ta rất quan tâm chú ý đến kỹ năng lắng nghe và nói chuyện, cho rằng nó chỉ quan trọng trong những mối quan hệ xã hội. Nhưng mong cha mẹ đừng quên rằng, con cũng rất cần được lắng nghe và chia sẻ với cha mẹ. Khi con được tâm sự và được cha mẹ đón nhận những suy nghĩ của bản thân, điều này thực sự tốt cho sự định hướng phát triển cảm xúc và mặt trí tuệ của bản thân con. Nên cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn cho con. Hãy cho chính mình thời gian rèn luyện kỹ năng lắng nghe và nói chuyện, đặc biệt với con để hiểu hơn về con và cùng con vạch định hướng đi đúng cho sự phát triển.

Con cần bố mẹ để con tự có trách nhiệm với cuộc đời mình

*

Cha mẹ trên khắp thế gian đều là những người yêu con, luôn mong muốn con mình được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Và cha mẹ cũng là những người đi trước, là những người có tầm nhìn để biết được điều gì là tốt nhất cho con, biết cách nắn ép con làm điều gì đó đúng.

Rèn luyện con cách sống không phụ thuộc, để con biết làm những điều đúng, bởi cha mẹ sẽ không thể luôn ở bên bảo vệ, bao bọc con trong vòng tay, về lâu dài, trẻ sẽ phải tự đối mặt với mưa gió của cuộc đời mình.

Để hình thành tư duy độc lập và trách nhiệm ở trẻ là cả một quá trình, điều này không dễ dàng. Hãy lắng nghe ý kiến của con, trân trọng suy nghĩ của con, đừng coi thường và vội dè bỉu ý kiến của con. Trẻ con cần sống với cảm xúc và mơ ước của mình. Chúng ta hướng dẫn cách thể hiện chứ không cấm đoán. Trẻ phát biểu có gì đúng, hay thì chúng ta phải khen ngợi. Khi con có thắc mắc hãy chia sẻ ý kiến của mình và con có thể thảo luận cùng nhau. Khi con làm sai, đạt điểm kém cũng không vội chê bai mà hãy động viên và đồng hành cùng con tiến bộ.

Từ năm 3 tuổi, phụ huynh nên cho con tập làm quen với một số công việc đơn giản. Trẻ có thể tự xếp đồ chơi, giúp mẹ lau bàn. Theo thời gian, cha mẹ có thể mở rộng danh sách công việc nhà cho chúng. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển bản thân, siêng năng và kỷ luật hơn. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ biết giúp đỡ và tôn trọng người khác. Không nên mang tâm lý xem con là “trẻ nít” mà cần đối đãi với con như người đã trưởng thành, tôn trọng con như một thành viên có tiếng nói trong gia đình. Như vậy, con sẽ ngày càng trở nên tự lập, tự tin và bản lĩnh hơn.

Dạy con là một cuộc hành trình đòi hỏi người làm cha mẹ phải luôn nhẫn nại và lắng nghe để có thể thấu hiểu con trẻ. Hãy trò chuyện thật nhiều cùng con, hãy là một người bạn đích thực nếu bạn thực sự muốn giúp trẻ khai phá tiềm năng trong hạnh phúc.