Lịch Sử Phật A Di Đà - Sự Tích Đức Phật A Di Đà

-

Ai cũng đều biết Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc; chí tâm niệm hồng danh của Ngài sẽ giúp sinh vô lượng công đức và được vãng sinh về cõi Cực Lạc dựa theo 48 lời đại nguyện của Ngài. Nhưng ít ai biết được sự tích của Đức Phật A Di Đà như thế nào?

Mời Đạo hữu ngắm và cung thỉnh tôn tượng Đức Thích Ca Mâu Nitại đây.

Bạn đang xem: Lịch sử phật a di đà


Bởi Đức Phật A Di Đà không phải là nhân vật lịch sử và có mặt tại cõi Ta Bà của chúng ta. Tuy nhiên qua lời giới thiệu của Đức Bổn Sư trong kinh Bi Hoa, chúng ta được biết rằng tiền thân của Đức Phật A Di Đà là vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm với muôn vàn công đức và lòng đại bi thương yêu tất cả chúng sinh. Ngài đã mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sinh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.

Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà là vị Phật được thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. A Di Đà có nghĩa là Ánh sáng vô hạn bởi vậy Phật A Di Đà thường được gọi là Đức Phật ánh sáng.

Kinh Phật ghi lại sự tích về Phật A Di Đà

Kinh ghi lại rằng:

“Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện Trì. Khi ấy tại cõi Tản Đề Lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ:

Một là Đông thắng thần chân; 

Hai là Nam thiệm bộ châu;

Ba là Tây ngưu hóa châu;

Bốn là Bắc cô lô châu;

Tài đức vẹn toàn, đượm nhuần khắp bốn phương, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẵn lòng ái kính.

Đức Phật A Di Đà không phải là nhân vật lịch sử và có mặt tại cõi Ta Bà của chúng ta.

Tại sao phải niệm Nam mô tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật khi có người mất?

Vua có một vị đại thần tên là Bảo Hải, con dòng Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn. Bảo Hải có một người con trai tướng tốt lạ thường, từ dưới chân lên đến trên đầu đều có ba mươi hai dấu tốt. Khi người con này sinh ra, được các hàng khách tôn quý đem nhiều đồ lễ vật đến dưng cho, nhơn vậy mà đặt tên là Bảo Tạng.

Lúc khôn lớn, thì Bảo Tạng xem biết việc đời là thống khổ thân mạng lại vô thường, tự nhiên sinh lòng chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa, liền xuất gia tu hành. Chẳng bao lâu đã thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai, đủ các đạo Pháp nhiệm mầu, thần thông rộng lớn. Khi thành Phật rồi, thì Ngài dạo khắp các nơi mà hóa độ chúng sinh, có nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, nên nhơn dân ai nấy cũng sẵn lòng hoan nghinh.

Một ngày kia, vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng cùng đệ tử đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, thì tự nghĩ rằng: “Nay Ta muốn đến chỗ Phật, đặng xem coi giảng Đạo lý gì mà thiên hạ tín ngưỡng đông như thế!”

Nghĩ như vậy rồi, vua cùng các vị vương tử, đại thần và quyến thuộc bèn đến vườn Diêm phù lễ Phật vừa xong, liền đi chung quanh ba vòng, rồi ngồi bên Ngài mà nghe Pháp.

– Vua Vô Tránh Niệm xem thấy Đức Bảo Tạng Như Lai khoanh chân ngồi trên bảo tọa có hình con sư tử, rất bực trang nghiêm, đủ tướng tốt đẹp, chung quanh thân Ngài có ánh sáng nhiều sắc chói lòa.

Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc

Đại nguyện lực của Đức Phật A Di Đà đối với chúng sinh cõi Sa bà

Trong Pháp hội gồm những người đã xuất gia làm đệ tử của Phật cạo tóc đắp y, những hàng vương tử đại thần mặc đồ anh lạc, cung nga mỹ nữ dung mạo tốt xinh, nào là sĩ, nông, công, thương, áo xiêm chỉnh đốn, kẻ thì chấp tay ngồi im lặng, người thì quỳ gối thưa hỏi, xem bộ ai nấy cũng chăm ngó Phật mà nghe Pháp cả.

– Vua nghe đức Bảo Tạng Như Lai diễn đủ các Pháp, thì lòng đã mở thông, căn thân thanh tịnh, rõ đường giải khổ, biết sự làm lành, liền quỳ xuống chấp tay mà thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi muốn sắm đủ những đồ ăn uống: áo chăn, mền nệm và thuốc men, đặng dưng cúng cho Ngài và đại chúng luôn trọn ba tháng ở đây mà giảng đạo, xin Ngài từ bi ai nạp”.

Vua Vô Tránh Niệm thấy Phật nhận lời, liền trở về truyền lịnh sắm sửa đủ mọi lễ, cứ đúng buổi mà dưng cúng không hề trễ nãi.

Vua lại khuyên bảo các vị vương tử, đại thần, quyến thuộc và nhơn dân rằng: “Các ngươi có biết hay không? Nay Trẫm đã mở lòng bố thí, kính thỉnh Đức Bảo Tạng Như Lai và đại chúng đến mà cúng dường trọn ba tháng. Những đồ báu trọng ngon đẹp của Trẫm thọ dụng bấy lâu nay đều đem dâng cúng tất cả. Các ngươi cũng thể theo ý Trẫm xả bớt huyễn tài mà cúng Phật Tăng đặng cầu phước báu”.

Tiền thân của Đức Phật A Di Đà là vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm với muôn vàn công đức và lòng đại bi thương yêu tất cả chúng sinh

Nghi thức tụng kinh A Di Đà Việt nghĩa chuẩn nhất

Cả thảy đều vâng lời vua khuyên, hết lòng sắm sửa lễ vật mà dưng cúng Phật.

Có một hôm, quan Đại thần Bảo Hải, là phụ thân Đức Bảo Tạng Như Lai, nằm chiêm bao thấy vua Vô Tránh Niệm làm sự bố thí thì lớn, mà việc cầu phước báu thì nhỏ. Sự ao ước của vua còn thuộc về phước hữu lậu trong cõi nhơn thiên, chưa thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.

Vậy nên quan Đại thần chẳng đặng vui lòng, vì ý của ông muốn làm sao cho vua phát tâm cầu quả Bồ đề, tu thành Phật đạo mà cứu vớt mọi loài chúng sinh, chớ không muốn cho vua cầu phước báu nhỏ nhen như hàng tiểu dân vậy.

Quan Đại thần suy nghĩ như vậy, bèn đến chỗ Phật Bảo Tạng Như Lai tỏ điềm chiêm bao ấy, và tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng: Ngày nay Đại Vương cúng dường Phật Tăng, dùng phước duyên đó mà cầu nguyện những việc chi, xin cho ngu thần rõ.

Đức Phật A Di Đà

"Tôi không học qua bất cứ thứ gì, chỉ niệm A Di Đà Phật"

Nếu Đại Vương muốn cầu sinh về cõi Trời mà làm một vị thiên tử hưởng sự phước thọ.

Muốn cầu sinh về cõi Nhơn gian làm vua Chuyển Luân, thống lãnh bốn châu thiên hạ như ngày nay vậy, thì cũng còn ở trong khổ ải, chớ chưa ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Có thể nói, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tìm hiểu về ý nghĩa giá trị nội dung được trình bày trong bản kinh A Di Đà, một bản kinh Đại thừa phổ biến nhất hiện nay và được trì tụng thường xuyên trong cộng đồng tu tập Tịnh độ của Phật giáo. Đặc biệt, việc tìm hiểu và nhận thức bản kinh A Di Đà thông qua phương diện nguồn gốc, ý nghĩa về tính biểu tượng được xây dựng và diễn đạt qua nội dung bản kinh này chính là cách khẳng định tầm quan trọng về mặt triết lý của bản kinh văn này đối với các chủ trương tư tưởng tu tập được thiết lập trong giáo nghĩa Tịnh độ vốn đã được thực thi khơi nguồn và diễn ra từ thời đức Phật và tiếp biến sang đến giai đoạn sơ kỳ của Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ, Tịnh độ tông tại Trung Quốc và cho đến tận ngày nay không ngừng phát triển.

Từ khóa: Kinh A Di Đà, Tịnh Độ, Đại thừa,

*

Đoạn kinh trong Trường Bộ kinh:

Này Ananda, kinh đô Kusàvati có bảy bức thành bao bọc, một loại bằng vàng, một loại bằng bạc, một loại bằng lưu ly, một loại bằng thuỷ tinh, một loại san hô, một loại bằng xa cừ, một loại bằng mọi thứ báu ….,(8)

Đối chiếu đoạn kinh văn trong kinh A Di Đà:

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy châu báu, trong ao đầy dẫn nước đủ tám công đức, đáy thuần dùng cát vàng trải làm đất. Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bố bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc,lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não.Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sáng trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch(9).

Xem thêm: Bản Lề Giường Thông Minh Chính Hãng, Giá Tốt, Phụ Kiện Giường Thông Minh

Rõ ràng, trong hai truyền thống tư tưởng Phật giáo Nam truyền lẫn Bắc truyền đều có sự tương đồng, thống nhất xoay quanh đoạn vấn đáp giữa đức Phật và ngài A Nan về nơi đức Phật muốn chọn địa điểm để nhập Niết Bàn được ghi lại trong kinh. Như vậy giá trị biểu đạt có thể rút ra và kết luận từ đoạn trích dẫn trên; tính biểu tượng được trình bày trong bản kinh muốn hướng đến khẳng định giá trị tu tập gì?

Ý nghĩa tu tập qua tính biểu tượng trong kinh A Di Đà

Đức Phật trong sự quán chiếu tuệ giác, ý niệm chứng ngộ thực tại tối hậu, Ngài quán xét thấy nguyên nhân chúng sinh bị trầm luân trong các cõi cũng bởi do sự trói buộc của tập khí tham sân và si(10) trải dài trong vô lượng kiếp. Hạnh nguyện giáo hoá chúng sinh, lợi lạc nhơn thiên từ khi thành tựu giác ngộ cho đến lúc nhập Niết Bàn, đức Phật chỉ thuyết giảng duy nhất một lộ trình(11) bằng nhiều phương cách hoá độ khác nhau. Cốt yếu chính cũng chỉ để chúng sinh có sự giác ngộ tự thân mà thành tựu ý niệm giải thoát ngang qua lộ trình tu tập “đoạn trừ tham, sân và si”(12).

Sự thiết lập các giá trị an lạc, hạnh phúc bằng “vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bố bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não…”, trong cảnh giới Tịnh Độ, là việc làm thiết thực tuỳ thuận với tập khí của chúng sinh vốn “ưa ái nhiễm trong các dục”(13), đang chịu sự bi lụy trong nỗi khổ cực miên man của đời sống hằng ngày mà chẳng biết nương tựa vào đâu. Niềm tin của người Phật tử lúc này xem như gửi trọn vào vai trò cứu độ của chư Phật, Bồ Tát mong cầu thoả mãn các giá trị vật chất mà bản thân họ đã tìm gặp được qua cảnh giới an lạc được xây dựng trong kinh A Di Đà. Một cảnh giới an lạc tuyệt đối được nhận thức xác chứng từ những con người trí thức cho đến thành phần, địa vị thấp nhất trong xã hội cũng có thể đón nhận với những giá trị lợi lạc được hiển bày, mà không phải là sự hứa hẹn, quyền bí nơi ngôn ngữ diễn đạt, trình bày như những bản kinh văn khác. Và như thế, việc thẩm thấu rốt ráo ý nghĩa biểu tượng được thiết lập và dẫn dụ trong kinh cốt yếu chỉ để vị hành giả thành tựu chí nguyện tu tập, bằng việc vị đó cần phải tự mình nỗ lực hoàn thiện tự thân qua lộ trình tu tập 37 phẩm trợ đạo, với vai trò sung mãn của chính kiến và chính tư duy(14) trong con đường tám chi phần hướng đến giác ngộ. Y cứ vào giới, định và tuệ làm nền tảng tiên quyết, soi sáng cho niềm tin của vị hành giả ngày càng vững chắc, kiên định để mục đích cuối cùng vẫn phải loại trừ tập khí tham, sân và si(15), thiết lập giá trị an lạc ngay tại kiếp sống hiện tại bằng chính sự hiểu biết, thấu đạt chân giá trị hạnh phúc(16) mà chẳng phải là sự truy cầu giá trị nào khác hơn ở một đời sống, kiếp sống khác.

Ý nghĩa thực tiễn từ tính hình tượng trong kinh A Di Đà

Có nhiều ý kiến, quan điểm kết luận có vẻ vội vàng khi tìm hiểu và đặt sự nghi vấn, hoài nghi về tính thiết thực xây dựng qua nội dung, tôn chỉ tu tập được diễn đạt trong bản kinh A Di Đà. Thật chất, bản kinh này được xếp vào thể loại “Vô vấn tự thuyết”(17), với ý nghĩa không cần có người hỏi đối với đức Phật mà chính Ngài tự mình diễn thuyết chân lý giải thoát đến đối tượng được giáo hoá. Trong quan điểm tu tập của Phật giáo, mọi khía cạnh truyền đạt triết lý tu chứng giác ngộ của Đức Phật đến chúng sinh, yếu tố “tuỳ thuận đương cơ nhi lập thuyết”(18) luôn được Ngài chú trọng vì mục đích tối hậu thành tựu tuệ giác, và chứng ngộ giải thoát cho chúng sinh. Vai trò tinh thần giáo hoá “khế cơ và khế lý”, phù hợp với căn cơ người nghe, khế hợp với chân lý giác ngộ giải thoát trong Phật pháp; hai phương diện này luôn được chú trọng.

*

Ngang qua hình thức khái niệm hoá những đặc tính giác ngộ của đức Phật thành “lý tưởng Bồ Tát”(19) xem như là một nhu cầu thiết yếu được Phật giáo Đại thừa tiếp nối, thực thi bằng một hình thức giáo hoá mới, phù hợp với đời sống con người, xã hội. Đáp ứng sự mong mỏi tìm về nương tựa tu tập của giới cư sĩ khi mà hình ảnh vị Phật, A La Hán không còn hấp dẫn đối với họ trong đời sống tinh thần tại Ấn Độ thời bấy giờ. Từ đây, có thể thấy đối tượng được nhắc đến trong bản kinh A Di Đà ngoài những bậc thượng thừa, thượng căn, thượng trí, Phật, Bồ Tát, chúng Thanh Văn còn có trời, người…., và cuối cùng bao hàm những hạng căn cơ thấp kém nhất đều được hướng đến giáo hoá.

Ý thức vận dụng tinh thần quyền xảo này được biểu hiện rõ nét nhất, khi giáo nghĩa của Tịnh độ tông được các Tổ của tư tưởng Phật giáo Đại thừa thiết lập tại Trung Quốc. Từ một hình thức niệm Phật đơn thuần, truyền thống như là phương cách thể hiện vai trò tôn kính đức Phật trong ý nghĩa kính lễ bậc A La Hán toàn trí, toàn giác, bậc nhất nhiết trí, bậc tri đạo, bậc khai đạo(20) của giới cư sĩ tại gia. Cho đến việc xây dựng một mô hình giải thoát giác ngộ được kiến tạo từ kinh A Di Đà qua ý nghĩa biểu tượng trong cảnh giới Tịnh Độ với đầy đủ những chất liệu quý báu nhất được trình bày. Giai đoạn xã hội khi ấy đang có sự pha tạp đang xen giữa một tín ngưỡng văn hoá của đạo Lão, Nho đã tồn tại lâu đời trong nền ý thức hệ của xã hội, không còn đủ sức thuyết phục đối với giới tri thức và thường dân trong nhu cầu xây dựng giá trị tinh thần(21). Sự hoà nhập diệu dụng của triết lý giải thoát Phật giáo, khẳng định vai trò nương tựa cho giới cư sĩ tu tập giữa một xã hội đang có chiều hướng suy đồi đạo đức, tập khí chúng sinh đang tồn tại trong xã hội thời bấy giờ là vô cùng nặng nề(22), cần được dẫn dắt bởi đạo lý giác ngộ, giải thoát của Phật giáo. Hướng con người xây dựng các giá trị từ trong cuộc sống hiện tại bằng chính nỗ lực của tự thân dù được kiến tạo từ bất cứ nhu cầu nào, đời sống vật chất hay giá trị tinh thần.

Sự thức tỉnh này là cần thiết và cần được khơi dậy trong tâm thức của hành giả đang thực tập việc chấp trì danh hiệu đức Phật A Di Đà được xem như là một phương pháp để dứt trừ khổ đau và kiến lập hạnh phúc an lạc, giá trị hiệu năng tích cực này, làm sống lại cả một triết lý Đại thừa Phật giáo đang tồn tại song hành với các tín ngưỡng bản địa của Lão, Nho ở Trung Quốc vốn chỉ hướng con người tìm đến những ảo mộng hão huyền thiếu tính hiện thực được mang tính phổ cập đến các giới cư sĩ tại gia.

Thay lời kết

Có thể nói, khi nhu cầu xây dựng giá trị an lạc, hạnh phúc của con người hiện hữu chỉ dừng lại ở việc thoả mãn các điều kiện vật chất thì nghiễm nhiên một phương tiện hoá độ được thiết lập như trong cảnh giới Tịnh độ Tây Phương được thực thi xây dựng thông qua bản kinh A Di Đà xem như là giải pháp tích cực nhất để khai mở, dẫn dắt con người quay về với nguồn hạnh phúc chân chính ngang qua sự hiểu biết với vai trò soi sáng của trí tuệ mà không phải chỉ là niềm tin mơ hồ, thiếu sự hiểu biết. Đó chính là giá trị chân thật nhất mà nội dung biểu tượng trong bản kinh A Di Đà muốn đề cao, chú trọng với mục đích ý nghĩa muốn tạo dựng sự trang nghiêm giải thoát cho hết thảy mỗi giới đều có thể tìm về nương tựa nơi cảnh giới chứng nghiệm miên viễn dù là đời sống xuất gia hay lẫn tại gia trong ý niệm tu tập pháp môn Tịnh độ.

Tác giả: Thích Tâm Chánh – Chùa Minh Đạo, Quận 3, Tp.HCMTạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 1/2021

——————

CHÚ THÍCH:(1) Thích Phước Nguyên, “Giới Thiệu Nguồn Gốc Kinh A Di Đà”, tr. 8, Nxb. Hồng Đức, 2016.(2) Thích Đồng Thành,( Tài liệu giảng dạy, 2018), Tịnh độ tông lịch sử và tư tưởng, HVPGVN tại HCM, tr. 13(3) Tuệ Sỹ (dịch), “Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo”, Nxb. Phương Đông, 2011.(4) Tuệ Sỹ dịch, “Kinh Trường A Hàm”, tập 1, tr. 153, “Kinh Điển Tôn”, Nxb. Phương Đông, 2018(5) Thích Đức Thắng (dịch), “Kinh Tạp A Hàm”, Kinh số 1124, Nxb. Phương Đông, 2018.(6) Xem, Thích Thiền Tâm, “Liên Tông Thập Tam Tổ”, Nxb. Tôn Giáo, 2001.(7) HT. Tuệ Sỹ, (dịch), “Kinh Trung A Hàm”, tập 1, tr. 471, Nxb. Phương Đông, 2008.(8) HT. Minh Châu, (dịch), “Kinh Trường Bộ”, tập 2, tr. 9-52, Viện NCPHVN ấn hành, 2000.(9) HT. Trí Tịnh, (dịch), “Kinh A Di Đà nghĩa”, tr. 5, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2008.(10) Thích Đức Thắng (dịch), “Kinh Tạp A Hàm” , Kinh số 250, tr.839- 840, Nxb. Phương Đông, 2018.(11) HT. Minh Châu, (dịch), “Kinh Trung Bộ”, tập 1, “Kinh Ví Dụ Con Rắn”, Viện NCPHVN ấn hành, 1992.(12) Thích Đức Thắng , (dịch), Kinh Tạp A Hàm , số 254, Nxb. Phương Đông, 2018.(13) Đoàn Trung Còn, (dịch), Kinh “Tứ Thập Nhị Chương”, Nxb. Tôn Giáo, tr. 351(14) Thích Đức Thắng (dịch), “Kinh Tạp A Hàm”, Kinh số 716, tr. 415, Nxb. Phương Đông, 2018.(15) Thích Đức Thắng , (dịch), Kinh Tạp A Hàm , số 254, Đức Phật dạy: “Nếu có người nào dựa vào một ít tín tâm mà bảo là ly dục giải thoát, thì điều này không đúng. Đoạ tận tham, nhuế, si, đó mới gọi là thật ly dục giải thoát….,”(16) HT. Minh Châu, (dịch), “Kinh Trung Bộ”, tập 1, “Kinh Đoạn Tận Ái”, Viện NCPHVN ấn hành, 1992.(17) Đây là 1 trong 12 thể loại mô tả lời Đức Phật dạy, bao gồm: 1. Kinh, 2. Trùng Tụng, 3. Thọ Ký, 4. Ký Chú, 5. Tự Thuyết, 6. Nhân Duyên, 7. Thí Dụ, 8. Bổn Sanh, 9. Bổn Sự, 10. Phương Quảng, 11. Hy Pháp, 12. Nghị Luận.(18) Thích Đức Thắng (dịch), “Kinh Tạp A Hàm” , Kinh số 212, Nxb. Phương Đông, 2018(19) Thích Viên Trí, “ Khái Niệm về Bồ Tát Quán Thế Âm”, tr. 142, Nxb. Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.(20) HT. Thích Trí Tịnh,(dịch), kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”, Nxb. Tôn Giáo,(21) Thích Tâm Trí, “Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc”, Nxb. Phương Đông, 2014.(22) Thích Hạnh Bình, (dịch), “Phật Giáo và Cuộc Sống”, tr.36-37, Nxb. Phương Đông, 2014.